Nước khoáng kiềm thiên nhiên đang trở thành xu hướng được nhiều người tin tưởng lựa chọn để cân bằng axit dạ dày, bảo vệ sức khỏe tiêu hóa trước những tác động tiêu cực của cuộc sống. Cần lưu ý gì khi sử dụng nước khoáng kiềm thiên nhiên để đạt lợi ích tối ưu cho sức khỏe? BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp – Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TPHCM đã cho bạn câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết:
1. Vai trò của axit dạ dày? Điều gì sẽ xảy ra nếu thừa hoặc thiếu axit dạ dày?
2. Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thừa axit dạ dày?
3. Nước khoáng kiềm thiên nhiên có vai trò ra sao trong việc cân bằng axit dạ dày?
4. Nước khoáng kiềm thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho người mắc bệnh lý dạ dày?
5. Sự khác nhau giữa nước khoáng kiềm thiên nhiên và nước kiềm nhân tạo?
6. Chọn nước khoáng kiềm, độ pH bao nhiêu sẽ tốt cho sức khỏe dạ dày?
7. Sử dụng nước khoáng kiềm thiên nhiên mỗi ngày có dư thừa hay ngộ độc?
8. Nước khoáng kiềm thiên nhiên – Giải pháp hỗ trợ tối ưu bảo vệ dạ dày
1. Vai trò của axit dạ dày? Điều gì sẽ xảy ra nếu thừa hoặc thiếu axit dạ dày?
Thưa BS Ngọc Diệp! Dạ dày đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người, là nơi tiếp nhận lưu trữ chất dinh dưỡng chuyển hóa thức ăn. Vì vậy, sức khỏe của dạ dày cũng ảnh hưởng không nhỏ tới toàn bộ cơ thể. Trước tiên xin hỏi BS, axit dạ dày có vai trò ra sao với sức khỏe? Khi axit trong dạ dày dư hoặc thiếu sẽ dẫn đến những bệnh nào?
BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời:
Dạ dày là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong hệ tiêu hoá của con người. Hằng ngày, chúng ta cần năng lượng và các chất dinh dưỡng để giúp các tế bào trong cơ thể hoạt động. Từ đó, chúng ta có thể duy trì sự sống, nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp cơ thể khoẻ mạnh và phòng ngừa rất nhiều bệnh tật liên quan đến dinh dưỡng. Vì vậy, nếu dạ dày gặp vấn đề thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Theo đó, dạ dày giữ nhiều vai trò quan trọng như:
- Là cơ quan tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Trong đó, quá trình diễn ra nhiều nhất và giữ vai trò quan trọng nhất trong dạ dày chính là chuyển hóa chất đạm.
- Là nơi tiết ra nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất.
- Là nơi lưu trữ thức ăn để chuẩn bị cho các quá trình chuyển hóa và hấp thu tiếp theo.
Bảo vệ sức khoẻ cơ thể, phòng chống lại tình trạng nhiễm khuẩn qua đường tiêu hóa bởi trong dạ dày có chứa axit dạ dày. Vai trò chính của axit dạ dày là tiêu diệt các vi khuẩn đã xâm nhập vào dạ dày thông qua đường tiêu hoá, trong đó có cả vi khuẩn gây ra những bệnh lý nhiễm trùng ngay tại dạ dày.
Axit dạ dày bản chất là axit clohydric được các tế bào thành dạ dày tiết ra. Chúng được tiết ra liên tục theo thời gian và khi con người ăn thì axit dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn.
Axit clohydric giúp các tế bào trong dạ dày tiết ra Pepsinogen, chất này sẽ được hoạt hóa chuyển thành Pepsin – tham gia vào quá trình tiêu hóa chất đạm mà chúng ta ăn vào thông qua thức ăn. Nếu không có Pepsin, cơ thể không thể tiêu hóa chất đạm, dẫn đến tình trạng thiếu axit amin (chất tham gia vào tất cả các chức năng của cơ thể con người và các tế bào sống).
Axit dạ dày khi được tiết ra sẽ duy trì pH trong dạ dày ở mức từ 1,6 – 2,4. Đây là mức pH sinh lý tốt giúp bảo vệ các tế bào ở dạ dày, đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh.
Trường hợp axit clohydric tiết ra quá nhiều sẽ làm cho pH ở dạ dày thấp xuống gây tổn thương các tế bào, đặc biệt là tế bào niêm mạc ở dạ dày vốn dĩ đã rất mong manh. Hơn nữa, thừa axit dạ dày sẽ làm tế bào tổn thương, gây viêm và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
- Xuất huyết tiêu hóa dẫn đến tình trạng mất máu cấp tính, cũng như mãn tính và ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng con người.
- Viêm mãn tính: có thể dẫn đến các đột biến tế bào, làm cho các tế bào chuyển hóa xấu và trở thành bệnh lý ung thư.
Trong trường hợp pH ở dạ dày không duy trì ở mức sinh lý vì lý do axit clohydric tiết ra quá ít, sẽ gây ra những hậu quả như:
- Hạn chế quá trình tiết ra natri – một trong những chất rất quan trọng, đóng vai trò như nội tiết tố điều hoà các hoạt động của tế bào dạ dày.
- Khi pH dạ dày cao, chất nhầy sẽ không được tiết ra nhiều. Nếu thiếu chất nhầy, thức ăn sẽ không được tiêu hóa tốt. Lúc này, thức ăn rất cứng sẽ va chạm, ma sát làm tổn thương các tế bào niêm mạc dạ dày. Từ đó, những tổn thương này có thể dẫn đến tình trạng viêm, loét, thậm chí là ung thư.
Có thể thấy rằng, việc thừa hay thiếu axit dạ dày đều tác động không tốt đến sức khoẻ. Không chỉ vậy, khi pH dạ dày > 4, rất nhiều các loại vi khuẩn, trong đó có HP (Helicobacter Pylori) sẽ tăng lên. Bởi chúng xâm nhập vào dạ dày dễ dàng mà không bị axit tiêu diệt, từ đó dẫn đến tình trạng nhiễm HP và bị viêm loét. Cứ như vậy, sẽ tạo ra vòng luẩn quẩn. Do đó, chúng ta cần phải cố gắng duy trì độ pH dạ dày ở mức ổn định.
2. Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thừa axit dạ dày?
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa axit dạ dày và triệu chứng nhận biết? Nếu sự cân bằng giữa axit và kiềm trong cơ thể không được tái lập, điều gì sẽ xảy ra?
BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời:
Thông thường, độ pH trong cơ thể sẽ giao động trong khoảng 7,34 – 7,44. Đây là pH kiềm giúp cơ thể hoạt động hiệu quả và các tế bào được bảo vệ tốt nhất. Nếu pH < 7,34, tức pH tụt xuống mức axit, sẽ gây ra nhiều tác động xấu tới các tế bào ở trong cơ thể. Bởi các tế bào trong cơ thể vốn dĩ không thể chịu được môi trường axit, dẫn đến các hậu quả như:
- Những hoạt động chuyển hoá của các cơ quan trong cơ thể bất thường.
- Các tế bào bị tổn thương, bị viêm và dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa và sinh ra các bệnh mãn tính không lây, một số bệnh ung thư.
Những người bị toan chuyển hóa do các bệnh lý ở gan, thận thường sẽ dẫn đến nguy cơ cao bị u lây, thậm chí là tử vong.
Ngược lại, nếu pH hoạt kiềm vẫn có khả năng gây độc cho cơ thể. Nếu pH quá cao sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng bị kiềm hóa, dẫn đến hậu quả rất khó lường đối với sức khỏe. Đó cũng là những hậu quả khôn lường của sự mất cân bằng axit trong cơ thể.
Hiện nay, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những lối sống hiện đại, đặc biệt là ở các đô thị lớn, tình trạng mất cân bằng axit dạ dày diễn biến nhiều hơn bởi nhiều lý do:
- Có chế độ dinh dưỡng không điều độ, lạm dụng bia rượu và uống quá nhiều nước giải khát có gas hay chứa nhiều đường.
- Tiêu thụ nhiều thực phẩm trong thành phần có nhiều muối, đường… tất cả các thực phẩm này đều sinh ra môi trường axit gây tổn thương các tế bào ở niêm mạc dạ dày.
- Sử dụng một số các thực phẩm gây tăng tiết và kích thích axit clohydric gây mất cân bằng.
Nói tóm lại, các yếu tố như chế độ dinh dưỡng không hợp lý, sử dụng bia rượu, tính điều độ trong sinh hoạt, stress, thiếu vận động thể lực, mất cân bằng pH trong dạ dày… sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm và làm gia tăng mức độ phát triển của vi khuẩn HP gây ra loét dạ dày.
Đối với axit dạ dày, chúng có độ pH từ 1 đến 2. Điều này cho thấy nó có tính axit khá cao (Ảnh minh họa)
3. Nước khoáng kiềm thiên nhiên có vai trò ra sao trong việc cân bằng axit dạ dày?
Ngày nay nước khoáng kiềm thiên nhiên đang dần trở thành loại thức uống thời thượng được nhiều người ưa chuộng giúp giảm axit trong cơ thể, giảm nguy cơ bệnh tật. Vậy xin hỏi BS, nước khoáng kiềm thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho sức khỏe và những công dụng này có được là nhờ đâu?
BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời:
Có thể thấy, những gì xuất phát từ thiên nhiên đều phù hợp với sinh lý của con người nhất. Theo đó, nước khoáng kiềm thiên nhiên đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích, có thể kể đến như:
- Chúng ta cần nước để duy trì nhiều chức năng của cơ thể. Tất cả các phản ứng hóa học đều phụ thuộc vào nước. Ví dụ, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị có thể lên đến 1,5 lít khi chúng ta bắt đầu mỗi bữa ăn, và khi không ăn thì khoảng 50ml. Trong đó, thành phần chủ yếu trong dịch vị là nước.
- Có nguồn gốc từ thiên nhiên, chứa một số chất khoáng, chất điện giải, ion, tất cả đều có tác động có lợi đối với sức khỏe.
Điều kiện quan trọng nhất khi khai thác nước khoáng thiên nhiên là phải khai thác ngầm sâu trong lòng đất. Thời gian tạo ra nước khoáng thiên nhiên càng lâu càng tốt, nghĩa là càng khoan sâu ở dưới lòng đất sẽ càng tốt. Đương nhiên, không phải nơi nào cũng khoan được, mà địa điểm khai thác phải đáp ứng được các yếu tố sau:
- Nguồn khai thác phải hoàn toàn an toàn, vệ sinh, đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ điểm khai thác đến những nơi sinh sống, sinh hoạt của khu dân cư, khu sản xuất công nghiệp, nông nghiệp…
- Nguồn khai thác phải là nguồn khoáng được tạo ra trong quá trình hình thành lòng đất từ rất lâu.
Để có được pH kiềm, thông thường các loại nước này đều phải được khai thác từ rất sâu trong lòng đất, được đo, tính toán, khử khuẩn để đảm bảo yếu tố an toàn, vệ sinh và duy trì nguồn tự nhiên của các chất khoáng, chất điện giải. Sự tương tác giữa các chất này sẽ tạo ra được pH kiềm tốt hơn rất nhiều so với nhân tạo. Đó cũng chính là lý do nhiều người lại quan tâm đến việc sử dụng nước khoáng kiềm thiên nhiên.
Việc cung cấp nước khoáng kiềm thiên nhiên sẽ đáp ứng các mục tiêu sau:
- Cung cấp nước.
- Cung cấp những chất khoáng có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên.
- Cân đối các chất khoáng, bao gồm: Canxi, Photpho, Magie, Kali, Mangan.
- pH kiềm giúp điều hòa pH trong dạ dày, tạo điều kiện cho việc tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng diễn ra tốt đẹp hơn. Đồng thời, giúp cho các phản ứng hóa học để tiêu hóa thực phẩm như tiết ra các enzym, chất nhầy, pepsin, natri tốt hơn, giúp các chức năng tiêu hóa được hoàn thiện.
4. Nước khoáng kiềm thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho người mắc bệnh lý dạ dày?
Nhiều người bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày tin rằng, việc sử dụng nước khoáng kiềm thiên nhiên là một lợi thế, giúp áp chế acid trong dạ dày hiệu quả.
Xin BS nói rõ hơn, lợi ích của nước khoáng kiềm thiên nhiên trong việc điều trị các bệnh dạ dày, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh? Khi sử dụng trên người có bệnh dạ dày cần lưu ý gì, thưa BS?
BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời:
Nếu chúng ta có bất cứ triệu chứng nào liên quan đến rối loạn đường tiêu hóa thì tuyệt đối không nên chủ quan. Vì vậy, việc quan trọng đầu tiên chúng ta cần làm là tìm đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và áp dụng đúng những hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Ví dụ, bác sĩ điều trị sẽ cho bệnh nhân uống các thuốc kháng sinh để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây ra bệnh lý ở dạ dày (chẳng hạn như vi khuẩn HP), hoặc sử dụng các loại thuốc làm giảm tiết axit trong dạ dày, hoặc sử dụng các loại thuốc ức chế tiết và gây ra các rối loạn trong chính dạ dày, đường tiêu hóa.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng nước khoáng kiềm thiên nhiên để hỗ trợ điều trị những bệnh lý này. Nếu bệnh lý của bạn do tình trạng tăng tiết axit dạ dày quá nhiều, pH dạ dày quá thấp thì có thể ưu tiên sử dụng nước khoáng kiềm thiên nhiên để hỗ trợ phần nào trong việc trung hoà axit, giúp bảo vệ các tế bào ở dạ dày ruột.
Bên cạnh đó, nước khoáng kiềm thiên nhiên còn có tác dụng hỗ trợ quá trình tiết ra pepsinogen để sinh ra pepsin giúp tiêu hóa chất đạm, giảm thiểu triệu chứng đầy bụng sau bữa ăn. Đồng thời, hỗ trợ cho dạ dày tiết ra được natri, giúp điều hoà pH trong dạ dày. Vì vậy, nếu bạn bị trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày và đã được bác sĩ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị thì có thể sử dụng nước khoáng kiềm thiên nhiên để hỗ trợ.
Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý hoặc trong quá trình sử dụng thuốc mà pH đang nằm ở mức cao hơn phần sinh lý, thì không nên sử dụng nước khoáng kiềm để áp dụng trong quá trình điều trị.
Chúng ta không nên nghĩ nước khoáng kiềm thiên nhiên là một loại thuốc mà việc bổ sung nước chỉ là một cách để giúp hỗ trợ điều trị. Đây là một phương án giúp cung cấp nước để có thêm các chất khoáng, ion, điện giải, hỗ trợ giảm thiểu tình trạng mất cân bằng pH trong dạ dày. Đồng thời, nếu trong nước khoáng có chứa các ion khoáng (+) thì sẽ hỗ trợ chống lại các gốc tự do, bảo vệ các tế bào niêm mạc của đường tiêu hóa ở dạ dày, ruột non hay ruột già.
Nước khoáng kiềm thiên nhiên có nhiều loại khoáng chất cần thiết cho sức khỏe ( Ảnh minh họa )
5. Sự khác nhau giữa nước khoáng kiềm thiên nhiên và nước kiềm nhân tạo?
Nhưng vấn đề là, nhiều người vẫn nhầm lẫn khái niệm giữa các loại nước kiềm. Nhờ BS giải thích rõ hơn, nước khoáng kiềm thiên nhiên là gì? Nước khoáng kiềm thiên nhiên và kiềm nhân tạo khác nhau ra sao?
BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời:
Có 2 loại nước khoáng kiềm cơ bản là nước khoáng kiềm thiên nhiên và nước khoáng kiềm nhân tạo.
Nước khoáng kiềm thiên nhiên phải có nguồn gốc từ thiên nhiên và đảm bảo những điều kiện quy định như sau:
- Độ pH phải đạt mức kiềm.
- Phải khai thác tự nhiên và chỉ được can thiệp về xử lý để đảm bảo cho nước sạch.
- Không can thiệp theo kiểu bổ sung các chất khoáng, chất điện giải hay điều chỉnh pH bằng các thiết bị.
Tuy nhiên, không phải nước khoáng kiềm thiên nhiên ở các nguồn đều giống nhau. Một số nguồn sẽ có hàm lượng chất khoáng, chất điện giải, cũng như pH rất tốt. Điều quan trọng nhất nguồn sau khi được phát hiện, khai thác và đo lường, phân tích thấy phù hợp với sức khỏe thì sẽ được ưu tiên lựa chọn.
Đối với nước khoáng kiềm nhân tạo, thông thường sẽ được tạo ra như sau:
Người ta sẽ sử dụng nước thông thường (có thể từ thuỷ cục hoặc nguồn nước sạch), sau đó chuyển qua các lõi để bồi phụ trở lại các chất khoáng tự nhiên vốn có sẵn trong nước nhưng đã bị lọc đi hết.
Việc bồi phụ trở lại này sẽ khác nhau tùy theo nhà sản xuất. Tiếp theo, để chuyển từ pH của nước thông thường sang pH kiềm, người ta phải sử dụng các điện cực để điện phân làm thay đổi pH. Đó cũng chính là lý do vì sao gọi là nước khoáng kiềm nhân tạo. Tuổi thọ của máy thường không cao nên nếu muốn duy trì được chất khoáng, độ pH ở các thiết bị nhân tạo thì chúng ta phải bảo dưỡng máy thường xuyên.
6. Chọn nước khoáng kiềm, độ pH bao nhiêu sẽ tốt cho sức khỏe dạ dày?
Được biết nước kiềm có nhiều mức độ pH khác nhau. Vậy độ pH trong nước kiềm nói lên điều gì thưa BS? Ngưỡng pH ở mức bao nhiêu sẽ đạt lợi ích tối đa cho dạ dày nói riêng và cho sức khỏe nói chung ạ?
BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời:
Theo các nghiên cứu, không có mức độ pH nào là tối ưu, điều này sẽ phụ thuộc vào cơ thể con người.
Thông thường, pH của cơ thể dao động trong khoảng 7,34 – 7,44. Nếu pH > 7,5 thì nước đã đạt được mức độ kiềm. Hiện, có nhiều loại nước kiềm có mức pH trong khoảng 8 – 10. Trong đó, pH ở trong khoảng dao động từ 8 – 9 là mức khá tốt cho việc sử dụng nước hàng ngày của chúng ta.
Đồng thời, những người có bệnh lý dạ dày hoặc bệnh lý ở tá tràng, đường tiêu hóa mà nguyên nhân chủ yếu là do mất cân bằng độ pH thì có thể lựa chọn nước có độ pH = 9. Tuy nhiên, chúng ta không nên chọn nước có mức pH kiềm quá cao (pH > 10) vì sẽ không có lợi cho việc sử dụng hằng ngày.
Nên uống nước thường xuyên, không nên để quá khát mới uống. Mỗi 1-2 giờ có thể uống 100-200ml nước (Ảnh minh họa)
7. Sử dụng nước khoáng kiềm thiên nhiên mỗi ngày có dư thừa hay ngộ độc?
Như BS vừa chia sẻ, không chỉ pH, nước khoáng kiềm thiên nhiên còn được tích tụ các khoáng chất kiềm tự nhiên như Acid Metacilicid (H2SiO3), bicarbonate (HCO3), canxi, natri, kali, magie…
Các khoáng chất này có tác dụng gì? Nhiều người lo lắng, việc sử dụng nước khoáng kiềm thiên nhiên hằng ngày, liệu có gây dư thừa, ngược lại gây độc cho sức khỏe?
BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời:
Với nước khoáng kiềm thiên nhiên hay nước khoáng, hầu hết chúng ta đều có thể sử dụng hằng ngày. Bởi hàm lượng chất khoáng trong các loại nước này không cao, đặc biệt các loại nước thiên nhiên thì càng không cao.
Tuy nhiên, vẫn có một số đối tượng không nên sử dụng nước khoáng kiềm thiên nhiên. Đó là những người có bệnh lý liên quan đến chuyển hóa (ví dụ: những người mắc bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng thận, một số bệnh lý gan) hoặc các bệnh lý rối loạn nội tiết khác… Trường hợp này sẽ được các bác sĩ khám, điều trị và đưa ra những khuyến nghị cụ thể. Còn lại, đa số chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng nước khoáng thiên nhiên hàng ngày, cung cấp thêm cho cơ thể chất khoáng, điện giải,…
Vì vậy, bạn đọc không nên quá lo lắng khi sử dụng nước khoáng kiềm thiên nhiên vì loại nước này hoàn toàn không gây ra tình trạng quá tải chất khoáng.
Ví dụ: nhu cầu khuyến nghị về canxi cho một người trưởng thành là 1.000mg canxi/ngày. Trong khi đó, lượng canxi trong 1 lít nước khoáng sẽ giao động trong khoảng từ 2,5 – 3mg canxi, mà chúng ta chỉ cần uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Tương tự, các chất khoáng khác như magie, phopho… trong nước cũng chứa rất ít nên sẽ không thể xảy ra tình trạng quá tải. Do đó, chúng ta không cần phải lo lắng việc uống nước khoáng kiềm thiên nhiên sẽ gây hại cho cơ thể.
Tuy nhiên, sử dụng nước khoáng kiềm thiên nhiên không nhằm mục đích cung cấp cho đủ nhu cầu khuyến nghị về canxi và các chất khoáng cho cơ thể. Uống nước kiềm thiên nhiên chỉ giúp bổ sung thêm khoáng chất, các axit hữu cơ khác và bicarbonate (là một loại ion rất tốt có tính kiềm).
Nói tóm lại, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng nước khoáng kiềm thiên nhiên để sử dụng hằng ngày mà không cần phải lo lắng về việc quá tải hoặc gây cho cơ thể. Bên cạnh đó, nếu muốn sức khoẻ xương được tốt, ngoài việc bổ sung canxi, chúng ta còn cần phải bổ sung thêm photpho, magie, mangan và nhiều chất khoáng khác. Do đó, lợi ích đầu tiên từ các tổ hợp các chất khoáng này là giúp quá trình khoáng hóa xương tốt hơn.
Ngoài ra, các ion như magie, mangan còn tham gia vào hoạt động của các tế bào thần kinh cơ, giúp chúng ta hoạt động thể lực được và vận động cơ được tốt hơn. Các khoáng chất như canxi, magie, photpho còn liên quan đến các hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, tất cả các chất dinh dưỡng đều giữ cho mình một vai trò chính và đồng thời có những vai trò tương tác với nhau.
Trong nước khoáng kiềm thiên nhiên còn chứa một số các axit hữu cơ có vai trò rất tốt cho cơ thể như tham gia vào quá trình hỗ trợ cho các probiotic trong ruột hoạt động được hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch.
>>> Nước khoáng kiềm thiên nhiên giúp giảm cân, thải độc cơ thể do dùng rượu bia, đồ cay nóng?
8. Nước khoáng kiềm thiên nhiên – Giải pháp hỗ trợ tối ưu bảo vệ dạ dày
Thừa axit dạ dày không chỉ khiến chúng ta khó chịu mà về lâu dài còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Vậy chúng ta có những giải pháp nào phòng ngừa tình trạng này thưa BS?
– Nhiều bạn đọc đang xem chương trình trên AloBacsi bày tỏ: Không để đến khi có bệnh mới chữa, thay vào đó phòng bệnh dạ dày bằng cách uống nước khoáng kiềm thiên nhiên Vikoda.
Theo MC Diễm Loan tìm hiểu khởi nguồn của Vikoda chính là nguồn nước khoáng quý giá tại vùng đất nổi tiếng Diên Khánh, Khánh Hòa. BS Diệp cũng là chuyên gia thường xuyên có những hành trình công tác đến nhiều vùng đất của Việt Nam.
BS đã đến Khánh Hòa chưa ạ và BS có thể chia sẻ thêm thông tin về nguồn nước khoáng thiên nhiên này cho khán thính giả được mở rộng thêm kiến thức ạ?
BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời:
Chúng ta biết rằng, phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh. Nếu phòng bệnh tốt, chúng ta sẽ giảm được tình trạng căng thẳng tâm lý, giảm những đau đớn ở trên cơ thể của mình. Chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình, sự phát triển kinh tế xã hội của chúng ta cũng dựa vào việc phòng bệnh.
Theo đó, nếu chúng ta muốn cải thiện tình trạng dư thừa axit dạ dày thì phải thực hiện các việc làm sau:
- Thực hành chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý, giảm thiểu tiêu thụ các thực phẩm có tính axit.
- Giảm thiểu tối đa việc tiêu thụ bia rượu.
- Hạn chế sử dụng các loại nước giải khát chứa nhiều đường, có gas.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, bao gồm các loại gia vị kích thích làm tăng tiết dịch vị ở trong dạ dày.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt điều độ, bao gồm:
- Ăn đúng giờ.
- Trong trường hợp phải lao động quá giờ, cần bổ sung những bữa ăn phụ để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bởi khi dạ dày bị trống quá lâu sẽ làm tăng tiết axit ở trong dạ dày. Đồng thời, cơ chế bảo vệ dạ dày cũng bị ảnh hưởng.
- Thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện kịp thời.
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải bổ sung nước thường xuyên và đầy đủ. Nên ưu tiên lựa chọn nước khoáng thiên nhiên hoặc nếu có điều kiện thì có thể sử dụng nước khoáng kiềm thiên nhiên. Hay chúng ta cũng có thể sử dụng xen kẽ 50% lượng nước thông thường và 50% nước khoáng kiềm thiên nhiên.
Trong thực đơn hằng ngày nên có món canh. Chúng ta cũng nên ăn các thực phẩm trong thành phần có nhiều nước như bầu, bí, rau cải…, các loại trái cây bởi chúng đều là những thực phẩm có tính kiềm. Nếu đảm bảo ăn 400g/ngày và ăn trái cây khoảng 100 – 200g trái cây/ngày sẽ giúp cung cấp tính kiềm cho cơ thể và bảo vệ được dạ dày.
Tôi đã có dịp đến Khánh Hòa nhiều lần. Vùng đất này có lợi thế là sở hữu nguồn khoáng tự nhiên, người dân có thể tận dụng để khai thác nước khoáng kiềm thiên nhiên. Theo đó, nếu nước khoáng được khai thác và đóng chai tại nguồn thì chắc chắn rất tốt cho người dùng. Vì vậy, người dân ở Khánh Hoà cũng nên tận dụng những ưu thế mà thiên nhiên đã ban tặng. Việc khai thác nguồn nước không sử dụng công nghệ theo kiểu bồi phụ – làm thay đổi thành phần mà chính nước khoáng kiềm thiên nhiên đã có, nên chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.